Hỗ trợ online
  • Hotline:
  • Phone : 0989.02.09.80
  • Phone : 094.22.333.82
Thống kê
  •   Đang online
    18
  •   Hôm nay
    10
  •   Hôm qua
    51
  •   Tổng truy cập
    25268
  •   Tổng sản phẩm
    68
  • https://www.facebook.com/groups/625726670863453/
    0 - 860,000 đ        
    Măng ớt Trạm Tấu
  • Xem toàn bộ hình ảnh

    Măng ớt Trạm Tấu

    Cơn mưa cuối xuân ào ạt tưới tắm cho cây cối, ruộng đồng. Rừng sặt (cây thuộc loại tre, thân nhỏ rất thẳng) Nghĩa Lộ, Yên Bái, như bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài: tươi tắn và sung sức. Đất rừng trở nên ẩm mềm và xốp. Chỉ vài ngày sau, măng sặt đồng loạt bật dậy tua tủa. Măng sặt Nghĩa Lộ đã vào mùa.Măng sặt chỉ to cỡ chuôi liềm, trắng nõn, mềm và ngọt, rất dễ chế biến, ăn không biết chán. Từ miếng măng có thể chế biến thành món măng cay: Măng sặt chẻ nhỏ, ngâm với dấm ớt, ớt phải nhiều và cay, đóng lọ ăn dần cũng rất đưa cơm và ngon miệng.
    Đặt hàng sản phẩm
    Giá bán : 60,000 đ
    Sản phẩm đã được thêm vào vào giỏ hàng
    Măng ớt Trạm Tấu

    Măng ớt Trạm Tấu

    Măng ớt Trạm Tấu
    Thu gọn


    CHI TIẾT SẢN PHẨM

    Măng ớt Trạm Tấu

    Cập nhật lúc: 15:32, ngày 22/06/2015

    Không biết từ bao giờ măng ngâm ớt đã trở thành một món ăn không thể thiếu trong bữa ăn thường ngày hoặc trong các dịp lễ, tết của đồng bào các dân tộc vùng cao. Đặc biệt món măng ớt của đồng bào Mông ở huyện vùng cao Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái thì có hương vị rất riêng khó lẫn, không giống những loại dấm ớt, hay măng ngâm ớt thường thấy ở các quán ăn mọi miền.

    Đặc sản Măng ớt Trạm Tấu

    Huyện vùng cao Trạm Tấu (Yên Bái) có loại măng nhỏ bằng ngón tay, ruột đặc có tên là măng ớt.Măng ớt mọc ở sườn núi đá. Vào thu, khi lưng đèo mờ mờ sương phủ, măng ớt bắt đầu đua nhau mọc. Với người Mông, măng ớt là món ăn phổ biến, nó có mặt trong bữa ăn hết sức đạm bạc trên nương, lại không thể thiếu trong bữa ăn thịnh soạn ngày tết.

    Cách làm món măng ớt thật đơn giản. Măng đem về được bóc vỏ, dùng khăn ấm lau cho sạch. Đây không phải chuyện tiết kiệm nước mà chính là vì loại măng này nếu đã nhúng vào nước sẽ bị thâm xì, trông không hấp dẫn, ngon miệng, khi măng được lau sạch, sẽ được xếp vào ống bương - sau này có điều kiện người ta còn dùng chum để ủ măng. Cứ một lượt măng lại được rắc một lượt ớt tươi giã nhuyễn trộn với muối trắng. Độ cay hoặc độ mặn tuỳ theo ý thích của từng gia đình. Khi măng đã đầy ống bương hoặc chum, người ta dùng đá nén chặt lại. Chừng 1 tháng sau khi ngâm thì măng có thể ăn được.

    Măng được ngâm trong dung dịch muối ớt lâu ngày trắng hồng, nõn nà trông thích mắt. Cắn một miếng măng ớt giòn, đầu lưỡi chạm ngay vào vị chua chua, cay cay tạo lên những hương vị thật đặc biệt. Không phải là món ăn chính, nhưng bữa cơm thiếu đi chút cay cay của măng ngâm ớt quả thật nhạt nhẽo đối với những người sành ăn. Đặc biệt trong những ngày đông tháng giá, bữa cơm, bát phở, bát mỳ có thêm vài lát măng ớt, cái lạnh sẽ tự dưng biến mất, trong người dâng lên một cảm giác bừng bừng, phấn chấn thật dễ chịu và ai đã từng đến Yên Bái, thử ăn cay một lần chắc hẳn sẽ không quên được hương vị đại ngàn của món măng ớt Trạm Tấu.





    BÌNH LUẬN PHẢN HỒI
    SẢN PHẨM KHÁC
  • Vui lòng đợi ...

    Đặt mua sản phẩm

    Xem nhanh sản phẩm